Cùng với Blockchain, tiền số thì khái Defi là khái niệm được nhắc đến khá nhiều trong thời gian gần đây. Vậy Defi là gì và tính ứng dụng của Defi trong cuộc sống như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết tổng hợp ngắn của TechBiz dưới đây.
I. DeFi là gì?
DeFi là từ viết tắt của Decentralised Finance, tạm dịch là Tài chính phi tập trung. Đây là hệ thống dịch vụ tài chính mã nguồn mở với các ứng dụng như cho vay, đầu tư, phái sinh, sàn giao dịch, trading,…được xây dựng trên nền tảng blockchain.
DeFi được xem là mô hình tài chính đi ngược với kiểu tài chính tập trung truyền thống (CeFi – Centralized Finance). Trong CeFi, bạn sẽ bàn giao quyền kiểm soát tài chính cho một bên trung gian (ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính) và tin rằng họ sẽ làm tốt việc quản lý tài sản của bạn. Nhưng DeFi hướng đến mục tiêu tạo ra một hệ thống tài chính mới công khai, dân chủ hóa và công bằng hơn, thông qua việc sử dụng các giao thức mở, hợp đồng thông minh và dữ liệu minh bạch. Cụ thể hơn, các sản phẩm trên DeFi cho phép tất cả mọi người tự do sử dụng mà không cần bất kỳ sự kiểm soát của cơ quan nào. Người dùng sẽ duy trì toàn quyền kiểm soát tài sản của họ và tương tác với hệ sinh thái này thông qua các ứng dụng ngang hàng (P2P) và ứng dụng phi tập trung (dapps).
II. Các ứng dụng của DeFi trong cuộc sống
1. Giao thức cho vay mở (Open lending protocol)
Các dịch vụ cho vay được xây dựng trên các blockchain công khai, giúp giải quyết các giao dịch ngay tức thì. Mô hình cho vay trên DeFi cho phép thế chấp tài sản kỹ thuật số ( thường là ETH) không cần kiểm tra tín dụng. Thay vào đó chúng được đảm bảo bởi các phương pháp xác minh mật mã làm giảm rủi ro đối tác, làm cho việc vay và cho vay nhanh hơn và luôn có sẵn cho nhiều người. Ngoài ra, mô hình cho vay trên DeFi đã bỏ qua trung gian, nhờ đó, số tiền mà người cho vay thu về sẽ nhiều hơn, đồng thời, tiền lãi của người đi vay phải trả cũng ít hơn.
2. Sản phẩm phái sinh (Derivatives)
Hợp đồng phái sinh là một loại sản phẩm DeFi khác có thể ứng dụng cho các đồng token/coin được neo giá bằng 1 tài sản khác (vàng/ tiền fiat) và cả các loại bảo hiểm chuyển giao rủi ro trong các thị trường dự đoán phi tập trung.
3. Stablecoins (Các đồng tiền ổn định)
Đây là một loại tiền mã hóa, thường được gắn với một tài sản trong thế giới thực, nhưng có thể được chuyển giao kỹ thuật số một cách tương đối dễ dàng. Đây là loại tiền điện tử được tạo ra nhằm mục tiêu duy trì mức ổn định giá. Như chúng ta đều biết, đặc trưng của thị trường tiền mã hóa là tính biến động (volatility), các nhà đầu tư có thể chuyển tài sản của họ sang các đồng Stablecoins khi thị trường xảy ra biến động cao thay vì phải chuyển hẳn sang tiền tệ Fiat.
4. Nền tảng thanh toán phi tập trung (Payments Platform)
Nền tảng thanh toán là một trường hợp ứng dụng khá thú vị của tài chính phi tập trung với các sản phẩm sử dụng cả Blockchain Bitcoin và Ethereum. Trong lĩnh vực thanh toán, các sản phẩm DeFi đã cố gắng làm cho việc thanh toán vi mô trở nên hiệu quả hơn và ít tốn kém, từ đó cải thiện khả năng mở rộng của các mạng lưới Blockchain.
5. Sàn giao dịch phi tập trung (DEX- Decentralized Exchange)
Tại các sàn giao dịch phi tập trung, bạn có thể tự giao thương với người khác mà không cần trung gian để giảm chi phí. Do sàn không kiểm soát tiền của bạn nên dù hacker có hack được sàn đi chăng nữa cũng không thể lấy được tiền.
6. Hợp đồng thông minh (Smart contract)
Hợp đồng thông minh trên DeFi sử dụng mã máy tính và thực thi các điều khoản cũng thông qua mã máy tính. Điều này cho phép việc thực thi trở nên đáng tin cậy và tự động hóa. Sử dụng hợp đồng thông minh việc thế chấp sẽ nhanh hơn, dễ dàng hơn và giảm rủi ro cho cả hai bên, phí bảo lãnh phát hành và chi phí pháp lý có thể giảm đáng kể.
7. Mua bảo hiểm
Bảo hiểm trên blockchain có thể loại bỏ sự cần thiết của các bên trung gian và cho phép phân bổ rủi ro giữa nhiều người tham gia. Điều này có thể dẫn đến phí bảo hiểm thấp hơn với cùng chất lượng dịch vụ tốt hơn.
8. Canh tác năng suất
Canh tác nang suất hay Yield Farming là thuật ngữ dùng để chỉ những người cố gắng tạo ra thêm lợi nhuận từ những đồng tiền điện tử mà họ đang sở hữu. Người sở hữu coin sẽ cho thuê coin để tham gia vào thị trường mua bán nhằm làm biến động giá cho một coin nào đó.
9. Giao dịch ký quỹ
Giao dịch ký quỹ hay Margin Trading là thuật ngữ thường thấy trong thị trường Forex. Trong thị trường tiền điện tử cũng vậy, bạn có thể giao dịch nhiều hơn số tiền mà bạn đang có trong sàn bằng việc đi vay của sàn và phải trả lại khi chốt giao dịch.
Với các tổng hợp này hy vọng bạn đã có cái nhìn khái quát và hiểu được căn bản về Defi. Nếu bạn muốn tìm hiểu gì thêm về lĩnh vực này thì đừng quên theo dõi TechBiz để cập nhật những thông tin, bài báo và phân tích chuyên sâu về lĩnh vực Defi cũng như các lĩnh vực kinh doanh, công nghệ vào đầu tư khác.
Kim Ngọc
- Những món ăn Việt khiến người nước ngoài hoảng sợ - Tháng mười hai 9, 2021
- Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam: những thách thức về sự khác biệt - Tháng mười một 29, 2021
- DeFi là gì và những ứng dụng của DeFi trong cuộc sống. - Tháng mười một 24, 2021